Những lưu ý khi lắp đèn sự cố trong phòng cháy chữa cháy

Thiết bị chiếu sáng Roman
Thiết bị chiếu sáng Roman
Những lưu ý khi lắp đèn sự cố trong phòng cháy chữa cháy
icon loader
/

Đèn sự cố hay còn gọi là đèn chiếu sáng khẩn cấp là thiết bị sử dụng nguồn điện dự trữ của chính nó và tự động bật khi tòa nhà gặp sự cố mất điện. Đèn thường được sử dụng tại những nơi quan trọng để đảm bảo mọi hoạt động của con người vẫn diễn ra bình thường, hoặc những nơi cần phân tán người để tránh xảy ra tai nạn như lối thoát hiểm, lan can, hành lang, lối rẽ, cầu thang…

Chính vì vậy, khi lắp đèn cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn. Dưới đây là một vài những lưu ý khi lắp đặt và lựa chọn đèn sự cố mà bạn không thể bỏ qua.

1. Vị trí lắp đặt đèn sự cố

Đèn (báo) sự cố không chỉ hướng dẫn những người cư ngụ trong tòa nhà đến nơi an toàn mà còn giúp nhân viên cứu hỏa và những người ứng cứu dễ dàng tìm kiếm những người gặp nạn. Không phải ai cũng quen với kiến trúc và lối ra vào của toà nhà, đó là lý do tại sao bạn cần các biển báo thoát hiểm có đèn chiếu sáng.

Đèn chiếu sáng sự cố bắt buộc phải có nguồn điện dự phòng đảm bảo hoạt động tối thiểu trong vòng 2 giờ.

Đèn chiếu sáng cần phải được lắp đặt tại vị trí dễ nhìn và khoảng cách giữa các đèn tối thiểu là 30m.

Đèn chiếu sáng sự cố cần có thời gian sạc đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc của đèn.

den-su-co-roman

2. Khoảng cách lắp đặt đèn sự cố

Lắp tại cầu thang:

Tùy theo chiều cao trần nhà mà chúng ta sẽ lắp đặt đèn vào vị trí thấp hơn 50cm đến 70cm cho trần nhà. Không nên lắp quá cao vì sẽ gây chói mắt, cũng không nên lắp quá thấp bởi như thế sẽ không đủ khả năng chiếu sáng.

Lắp đặt tại nhà máy:

Cần lắp đặt đèn tại vị trí có khoảng rộng để đèn có thể chiếu sáng hết không gian. Không lắp đặt gần các khu vực bị che khuất gần các đường ống… Khoảng cách tương tự như ở trên.

3. Khoảng cách lắp đặt đèn Exit

Tất cả các bảng đèn thoát hiểm cần phải đảm bảo có chiều cao tối thiểu là 100mm. Kích thước của bằng thường dùng là 100, 150, 200 và 250mm.

Khoảng cách nhìn thấy tối đa tương ứng với từng cỡ bảng chỉ dẫn:

  • Đèn thoát hiểm cao >100 < 150mm, khoảng cách nhìn thấy được tối đa là 16m.
  • Đèn thoát hiểm cao >150 < 200mm, khoảng cách nhìn thấy được tối đa là 24m.
  • Đèn thoát hiểm cao > 200 < 250mm, khoảng cách nhìn thấy được tối đa là 32m.
  • Đèn thoát hiểm cao > 250mm, khoảng cách nhìn thấy được tối đa là 40m.

4. Đèn sự cố đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng

Khác với đèn trang trí, đèn sự cố được tạo ra để chiếu sáng chỉ dẫn đường trong trường hợp hỏa hoạn hoặc trường hợp khẩn cấp khác nên chất lượng của đèn sự cố là điều bạn cần quan tâm hàng đầu. Bạn nên lựa chọn đèn sự cố có tuổi thọ cao, đạt các tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy để có thể hoạt động bền bỉ, như vậy mới có thể phát huy được vai trò của đèn sự cố.

den su co

Đèn Exit EXE2008C, đèn chiếu sáng sự cố ELK6006/2W của thương hiệu Roman đã được Cục cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (PCCC) và Cứu nạn cứu hộ (CNCH) thuộc Bộ Công An đã ban hành Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện Phòng cháy và Chữa cháy. Theo đó, các sản phẩm này có thông số kỹ thuật phù hợp với quy định về phòng cháy và chữa cháy, được phép sử dụng trong công tác PCCC. 

Sản phẩm đèn sự cố Roman đảm bảo chất lượng về kỹ thuật, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, lựa chọn đèn sự cố Roman là lựa chọn an toàn hàng đầu của bạn.

Xem thêm các loại đèn sự cố tại đây: https://shopled.vn 

Trên đây là 4 lưu ý quan trọng cho bạn khi lắp đèn sự cố trong phòng cháy chữa cháy. Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm đèn sự cố, đèn exit xin vui lòng liên hệ Hotline: 0886 00 2825 để chúng tôi có thể hỗ trợ tư vấn.